Bánh gai là loại bánh truyền thống của người dân tỉnh Hải Dương mà cụ thể là huyện Ninh Giang. Nơi đây là làng nghề làm bánh gai lâu đời với cách làm ra những chiếc bánh vô cùng thơm ngon, khác hẳn với những bánh gai ở các huyện, tỉnh thành khác. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn cách làm bánh gai ngon khó cưỡng tại nhà đúng vị Ninh Giang.
Ngược dòng lịch sử, thời Lý-Trần, Ninh Giang là miền đất thuộc phủ Hạ Hồng, thời thuộc Minh thuộc phủ Tân An, đến thời Lê lại đổi thành phủ Hạ Hồng. Phủ Hạ Hồng gồm các huyện Ninh Giang, Thanh Miện, Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương) và Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Thị trấn Ninh Giang là trụ sở của huyện Đồng Lại thời Lê Sơ. Đến thời Quang Thuận (1460 -1469) đổi thành huyện Vĩnh Lại thuộc phủ Hạ Hồng. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, phủ Ninh Giang được chia làm 4 huyện Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ và Vĩnh Bảo. Thời Pháp thuộc thị trấn Ninh Giang được nâng cấp lên thành thị xã Ninh Giang, tỉnh Vĩnh Ninh. Năm 1979 huyện Ninh Giang hợp nhất với huyện Thanh Miện thành huyện Ninh Thanh. Năm 1996 huyện Ninh Giang được tái lập, trụ sở huyện đặt tại thị trấn Ninh Giang.
Lịch sử nguồn gốc của nghề làm bánh gai Ninh Giang có từ bao giờ thì đến nay cũng chưa tìm thấy tài liệu nào ghi chép. Đi tìm hiểu về lịch sử nghề làm bánh gai Ninh Giang, chúng tôi đã gặp gỡ khá nhiều các cụ cao tuổi ở thị trấn Ninh Giang, thì đều được kể lại với dạng truyền thuyết như sau:
Ngày xưa có hai vợ chồng nông dân nghèo, vào một năm đói kém, mất mùa, thiếu ăn họ phải đi tìm các loại lá cây mọc tự nhiên để ăn. Họ đã tìm thấy một loại lá cây mang về nấu cơm ăn thấy dẻo, ngon. Họ bèn hái, thái phơi khô để dành, từ thổi cơm dần dần họ nghĩ ra cách lấy lá đó trộn với bột gạo nếp làm bánh ăn rất ngon và thơm, vừa để được lâu. Sau này các thế hệ con cháu cải tiến từ gói bánh bằng lá chuối tươi, đến gói bằng lá chuối khô, rồi cho thêm một số loại thực vật khác làm nhân bánh, dần dần trở thành bánh gai như hiện nay. Cho nên ở Ninh Giang người ta thường gọi bánh gai là bánh lá gai.
Hướng dẫn cách làm đặc sản bánh gai Ninh Giang
1 Nguyên liệu cần chuẩn bị
Để làm ra chiếc bánh gai, bạn chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu hết sức đơn giản, thân thuộc sau:
- Bột sắn: 100gr
- Bột nếp: 500g
- Lá gai tươi: 500g
- Đường trắng: 300g
- Đậu xanh đã được bóc vỏ: 300g
- Lạt tre: 2 chiếc/bánh
- Vừng trắng bỏ vỏ: 30g
- Lá chuôi khô, cắt với kích cỡ : 20×30
- Mỡ heo: 100g
- Dừa khô nạo sợi: 150g
- Dầu ăn, nước hoa bưởi
- Nguyên liệu làm bánh gai
- Nguyên liệu làm bánh gai
- Tiến hành làm bánh
2 Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Lá gai chọn làm bánh phải là lá không quá non hoặc quá già vì nếu non quá thì màu sẽ không đẹp, còn nếu quá già thì nước làm bánh không ngon và thơm. Sau đó tước bỏ xơ, sống lá, rửa sạch, đem luộc chín cho thật mềm rồi bỏ vào cối giã nhỏ hoặc dùng máy xay sinh tố xay mịn (khi luộc lá xong phải để cho lá thật ráo nước rồi mới cho vào giã nhuyễn) khi đó chúng ta sẽ có được nước lá gai màu xanh đen. Tiếp tục Đun sôi ½ đường với 250ml nước để nguội, sau đó trộn bột nếp, bột sắn vào lá gai giã nhuyễn ở trên rồi rưới nước đường đun sôi vào thật từ từ, dùng tay nhào bột cho thật đều, thật kĩ đến khi chúng mịn, mềm, dẻo và bóng đều là đạt yêu cầu.
Bước 2: Làm nhân bánh
Đây là khẩu rất quan trọng, phải làm được nhân bánh ngọt dịu để bù đắp lại vỏ ngoài bánh nhạt, đỗ xanh mua loại không có vỏ, đem ngâm với nước nóng khoảng 2 tiếng rồi đun lên, dùng thìa lớn để làm nhuyễn đậu. Dừa nạo nhúng qua nước sôi để ráo, thịt mỡ luộc qua rồi thái nhỏ thành những miếng vuông bé, sau cho luộc cùng nước đường, đến khi ra hết mỡ thì vớt thịt mỡ ra, lúc này thịt mỡ ăn ngậy mà không hề bị ngán. Cho mỡ vào bát đậu xanh xay nhuyễn + dừa nạo + tinh dầu hoa bưởi + một ít đường cho vừa ăn, trộn đều tất cả lên để làm nhân bánh.
Bước 3: Gói bánh
Lá chuối lấy về rửa sạch, phơi khô hoặc hơ qua lửa cho lá mềm ra để dễ gói bánh. Lấy hỗn hợp vừa làm thành những viên nhỏ vừa rồi lặn như làm bánh rán, sau đó cho nhân vào giữa, rồi túm đầu lại sao cho kín. Khi đã tạo nhành viên tròn thì dùng tay ấn dẹp xuống, rắc ít vừng lên trên mặt bánh, cuối cùng bọc kín bằng lá chuối, bó chặt bằng lạt đã được chuẩn bị.
Bước 4: Luộc bánh
Sau khi bánh đã làm xong hãy xếp bánh thật khoa học vào 1 nồi lớn, cho nước đầu tràn bánh, rồi luộc như luộc bánh trưng nhưng thời gian luộc bánh ít hơn rất nhiều. Luộc bánh khoảng 30 phút, nếu để quá thì chỉ để 40 phút chứ để quá thì bánh sẽ nát. Sau 30 phút phải vớt bánh ra và để ngoài gió để bánh nhanh khô và ngon hơn. Bánh gai ngon khi ăn nguội, ăn nóng cũng được nhưng bánh rất nát và không ngon.
Bên cạnh đó, Hải Dương còn rất nhiều đặc sản khác cũng hết sức thơm ngon, nổi tiếng được nhiều người biết đến như: con rươi Tứ Kỳ, bánh đậu xanh, bánh lòng Kinh Môn, bánh đa gấc Kẻ Sặt,… Nếu đặt chân lên mảnh đất này, hãy cùng thưởng thức món ăn nơi đây để không bao giờ bạn có thể quên được.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.