Đền Chử Đồng Tử – đền Đa Hòa ở xã Bình Minh đang thể hiện chứng minh với con người rằng tình yêu của con người chính không chỉ có thời hiện đại mà nó có rất rất lâu rồi, và dù có thời gian qua đi nhưng tình yêu của Đức Thánh vẫn tồn tại và phảng phất đâu đó.
Dân gian từ nhiều đời nay vẫn có câu truyền miệng về bố vị bất tử trong dân gian Việt Nam cho đến nay. Người đời gọi đó “tứ vị bất tử”: là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, đó là Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh Công chúa.
1. Tản Viên Sơn Thánh, hay Sơn Tinh, là vị thần núi Tản Viên (Ba Vì), núi tổ của các núi nước Việt Nam. Tản Viên tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai.
2. Phù Đổng Thiên Vương hay Thánh Gióng, tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.
3. Chử Đồng Tử, còn được gọi là Chử Đạo Tổ, tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân, và sự sung túc giàu có.
4. Liễu Hạnh công chúa, hay Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Liễu Hạnh, tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức, sự thịnh vượng, văn thơ.
Vị thánh Chử Đồng Tử đã nói được tình yêu chân thành con người với con người từ thời xa xưa. Đền Chử Đồng Tử nằm ngay bên bờ Sông Hồng thuộc Xã Bình Mình – Huyện Khoái Châu – Tỉnh Hưng Yên. Khách Tham quan từ Hà Nội có thể du lịch bằng 2 phương tiện ô tô hoặc tàu thủy.
Nếu đi ô tô Quý khách sẽ được đi qua thăm quan những phong cảnh ở Hưng Yên, một vùng quê yên bình với triền đê trải dài . Chử Đồng Tử cách Hà Nội khoảng 25 km về phía Nam.
Còn nếu đi đường thủy thì Quý khách có thể thấy được hoạt động sống của xung quanh ven bờ sông, cũng như cảnh đẹp thiên nhiên của Sông Hồng, chiều dài từ Hà Nội khoảng 15km tính theo đường sông đến đền Chử Đồng Tử – Tiên Dung.Dọc ven bờ sông Hồng bạn có thể ghé vào những điểm làng gốm Bát Tràng, đền Đại Lộ, đền Dầm hay thương cảng Phố Hiến.
Di tích của Bằng Sở là Đền Đại Lộ rất nổi tiếng với sự linh thiêng.
Lễ Hội
“ Hỡi ai đi ngược về xuôi
Nhớ hội Đa Hòa mồng mười tháng hai”
Từ ngàn đời nay hội Đa Hòa dường như là một Lễ hội không thể thiếu của người dân nơi đây. Lễ Hội dường như đã trở thành một thông lệ, cứ 3 năm 1 lần, người dân tổng Mễ xưa lại mở hội Hội kéo dài từ ngày 10 – 13 tháng 2 âm lịch . Lễ Hội này còn được người dân gọi là Lễ hội Kỳ Viên ( cầu mát).
Đền Chử Đồng Tử – Tiên Dung không chỉ là nơi linh thiêng được tôn vinh mà chính nơi đây được các bạn ưu chuộng mỗi buổi tối ngồi nơi đây uống cốc nước ngắm cảnh Sông Hồng Về đêm, Các du khách tới đây cũng được tham quan rất nhiều điểm di tích khác nhau.
Vì sao có tên gọi là Đền Đa Hòa?
Đền Đa Hòa thể hiện về tình yêu vĩnh cữu của Chử Đồng Tử – Tiên Dung
Truyền thuyết kể rằng Đức Thánh Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa đã bay về trời nhưng tình yêu của họ vẫn còn mãi với thời gian và bất tử trong tâm linh các thế hệ người dân Việt Nam.
Đền Chử Đồng Tử – đền Đa Hòa ở xã Bình Minh đang thể hiện chứng minh với con người rằng tình yêu của con người chính không chỉ có thời hiện đại mà nó có rất rất lâu rồi, và dù có thời gian qua đi nhưng tình yêu của Đức Thánh vẫn tồn tại và phảng phất đâu đó. Chính điều đó những truyền thông văn hóa của dân tộc đã ăn sâu vào tâm trí con người để họ thấy được những niềm tin trong cuộc sống giữa con người với con người, yêu thương nhau nhiều hơn. Và điều quan trọng chính là luôn hướng về cội nguồn, tổ tiên đã sinh ra chúng ta.
Chuyện tình công chúa – với anh chàng nghèo
Một câu chuyện tình yêu đẹp giữa cái thời xa xưa, dường như mối tình của một nàng công chúa xinh đẹp, tiểu thư đài các cành vàng lá ngọc lại đi yêu một anh chàng nghèo khó đến nỗi chỉ có một chiếc khố để mặc. Đây là một câu truyện truyền thuyết làm lay động đến trời cao và là một câu chuyện đẹp nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam được người đời ngưỡng mộ với lòng hiếu thảo của chàng trai đã làm siêu lòng cô Công chúa xinh đẹp. Bởi vậy Chử Đồng Tử – Tiên Dung như những con người mang đến tình yêu đẹp nhất không màng tới danh vọng, không màng tới phú quý vinh hoa, điều đó đã đi vào cõi bất tử của người dân đất Việt.
Chử Đồng Tử – Tiên Dung tình yêu bất tử đi vào trong lòng nhân dân
Đức thánh Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa được thờ phụng ở nhiều nơi trên địa bàn vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, chủ yếu là các làng ven sông Hồng và sông Đuống. Nhưng, một trong những nơi thờ tự chính, nổi tiếng sầm uất nhất là đền Đa Hòa cạnh bờ sông Hồng trông thẳng sang bãi Tự Nhiên – nơi đã diễn ra cuộc gặp gỡ và nảy sinh mối tình nên thơ, diễm lệ giữa chàng trai đánh cá nghèo không mảnh khố che thân với nàng công chúa Tiên Dung lá ngọc cành vàng vừa độ 18 trăng tròn.
Đền Đa Hòa hay còn được nhân dân trong vùng gọi là đền Chính vì đây là nơi thờ tự chính của nhân dân tổng Mễ (thuộc huyện Đông An, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nay thuộc xã Bình Minh, Khoái Châu và xã Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên) được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1962. Đây không chỉ là một di tích lưu truyền và lan toả về một thiên tình sử hàng ngàn năm nay mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp mà còn có giá trị đặc biệt về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Nguyễn.
Trả lời