Đền Gênh thuộc trên địa bàn của thôn Ngọc Quỳnh, xã Như Quỳnh huyên Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên là nơi thờ phụng bà hoàng thái hậu Ỷ Lan là người tài giỏi xuất chúng có công với nhân dân Đại Việt dưới thời kỳ nhà Lý rất linh thiêng.
Cuộc đời Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan xuất chúng tài giỏi
Năm 1115 tức năm Ất Mùi Đền Gênh đã được xây dựng nằm ở thôn Ngọc Quỳnh , nơi thờ phung Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan, Tên thường gọi là Lê Thị Khiết. Bà chính là một người xinh đẹp thông minh tài giỏi. Bởi vì bà chính là người phụ nữ du nhất của đất nước đã hai lần nhiếp chính thay vua trị đất vì đất nước.
Năm 25 tuổi do vua Lý Thánh Tông bận chinh chiến ngoài biên cương. Chính bà đã cùng các quan đại thần đưa ra những kế sách quyết đoán, táo bạo để khắc phục nạn đói đã xảy ra trong nước, và chính sách đẩy mạnh sản xuất, trừng tri bọn phản loạn định nhân cơ hội nhà vua đi đánh giặc để tranh giành ngôi báu.
Năm 1072 Khi thái tử nôi ngôi còn nhỏ tuổi do kế vị của Vua Lý Thánh Tông. Bà cùng thái úy Lý Thường Kiệt giữ vững kỷ cương triều chính để đánh tan âm mưu xâm lược của quân Tống.
Bà đã có công đưa ca múa dân gian vào cung đình, đắp đê chống lụt, khuyến khích phát triển nông nghiệp, làm thủy lợi, phát triển nghề thủ công, ra sắc lệnh cấm giết trâu bò cày. Chủ trương phát triển nghề nuôi tằm, dệt vải. Bà quan tâm đến tầng lớp dân nghèo, lấy tiền trong kho của triều đình chuộc các cô gái nhà nghèo đã bán mình để ở đợ, rồi lập gia đình cho họ.
Bà qua đời vào ngày 25 tháng 7 năm 1117 (Đinh Dậu) hưởng thọ 73 tuổi, Bà được rước về Kinh đô, sau đó hỏa táng, tro đưa về quê hương nhà Lý ở phủ Thiên Đức (nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Để tưởng nhớ công ơn của Bà, nhân dân làng Như Quỳnh vẫn tổ chức các lễ vào ngày sinh và ngày mất của Bà.
Thăm Quan kiến trức Đền Gênh
Đền được xây dựng theo kiến trúc nội công ngoại quốc chính là chi làm ba phần bao gồm : có chính tiền tế, bái đường và hậu cung, chính điện quay về hướng nam, nhìn xuống là Tam giao thủy.
Khi quý khách đến đây đứng ở phía xa đã nhìn thấy tam quan của đền được xây dựng theo kiêu kiến trúc cổ, đi vào sân đền có một phiến đá rất lớn đó chính là nhân dân đặt đồ lễ tế.
Toàn bộ bà tòa của đền được xây dựng trên nền coa có chin bậc lên xuống bằng đá hoa cương ở hai bên của lên xuống có hai phỗng đá quỳ khoanh tay, đánh dấu sự quy hàng của Vua Chiêm Thành.
Tiền tế là nơi tế lễ, biểu diễn văn nghệ trong những ngày lễ hội. Trong bái đường với những lễ khí lộng lẫy, còn treo những bức hoành phi câu đối cổ. Hai bên nhà tiền tế mới được xây dựng thêm hai dãy nhà để làm nơi đón tiếp khách thập phương đến dâng hương.
Hậu cung còn bức đại tự: “Mẫu nghi thiên hạ” và đôi hàng câu đối cổ nói về công đức của Bà. Tượng của đức Thái Hậu Ỷ Lan được đặt trong long kiệu sơn son thiếp vàng có 6 vị nữ đứng hầu cùng nhiều đồ thờ bằng gỗ và gốm sứ.
Đền được ví như một khu cảnh dân dã đẹp trong những con mắt người thăm quan tại đây phía sau đền không để trống mà có hai giếng nước trong xanh quanh năm không bao giờ cạn được ví như là mắt rồng, xung quanh được phủ một màu xanh của hai cây đa cổ thụ lớn nhất vùng được gọi là mi rồng, phía bên phải đền có một cái ao to chính là nơi biểu diễn múa rối vào những ngày hội lớn. Chính giữa hai hồ nước là nhà điện Mẫu, thờ Tam tòa Thánh Mẫu, công đồng và hội đồng các quan.
Sát bên phải đền là chùa, trước cửa trồng cây hoa ngọc lan, tượng trưng cho tên của Bà. Cạnh cây hoa Ngọc Lan là mô hình tháp Kính Thiên được xây bằng đá. Đền còn có bia đá ghi lại những năm xây dựng, trùng tu tôn tạo đền.
Hàng năm, vào tháng ba âm lịch, dân làng đều mở lễ hội tưởng niệm ngày sinh của bà. Lòng tin vào ngày thắng lợi sẽ xây dựng lại quê hương ngày càng to đẹp hơn đã giúp nhân dân thị trấn Như Quỳnh vượt qua mọi gian khổ hy sinh để ngày nay niềm tin ấy đang trở thành hiện thực.
Ngày 02 tháng 02 năm 1993, Bộ Văn hóa thông tin ra quyết định công nhận đền là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.