Trải qua hơn 1000 năm lịch sử- văn miếu Quốc Tử Giám vẫn giữ được nhiều nét cổ kính với lối kiến trúc của nhiều thời đại và là một trong những di tích được xếp hạng quan trọng bậc nhất của Thủ Đô Hà Nội.
Văn Miếu được xây đựng năm 1070 thờ Khổng Tử và các vị hiền triết của Nho Giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu, đạo cao đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây dựng kề sau Văn Miếu.Nơi đây đào tạo ra các hiền tài của đất nước, ban đầu chỉ dậy học cho các hoàng tử con vua, sau thu thập thêm các hiền tài trong thiên hạ. Đây là trường đại học đầu tiên của nước Việt Nam.
Văn Miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội
Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu. Các công trình kiến trúc của Văn Miếu vô cùng kì công và độc đáo, toàn bộ được xây dựng bằng gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hài theo phong cách nghệ thuật của hai triều đại Lê, Nguyễn và những hàng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Năm 2000, công trình Thái học được xây dựng nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa giáo dục của Việt Nam với diện tích mặt bằng lên tới 6000m2.Tạo ra một không gian quần thể khu di tích vô cùng rộng lớn.
Khuê Văn Các là công trình kiến trúc nằm trong tổng thể khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám, ở phía Nam thành Thăng Long.Khuê Văn Các được ví như một viên ngọc trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám và gần đây đã được chọn làm biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Ban đầu Tổng trấn Nguyễn Văn Thành cho xây dựng Khuê Văn Các hoàn toàn bằng gỗ, quy cách thanh thoát, rộng, đẹp, xứng đáng là một nét điểm tô của cố đô Thăng Long nghìn năm văn hiến.
Trong khu di tích được đặc biệt chú ý tới đó là Khu bia đá của 82 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442-1779, gồm 81 khoa triều Lê và 1 khoa thi triều Mạc.Bia tiến sĩ được khắc trên loại đá màu xanh, trên đó có ghi họ tên, quê quán của 1307 vị tiến sĩ. Bia được đặt trên lưng Rùa. Rùa lại là con vật nằm trong bộ tứ linh: Long- Li- Quy-Phượng. Rùa sống lâu,có sức khỏe nên việc đặt bia Tiến sĩ trên lưng rùa đá thể hiện sự tôn trọng hiền tài và trường tồn mãi mãi.
Bia đá của 82 vị tiến sĩ
Chính vì lẽ đó, ngày nay nơi đây cũng là nơi vinh danh các cử nhân xuất sắc của đất nước, là nét tâm linh và niềm tự hào thiêng liêng trong lòng mỗi người con Việt Nam về nền giáo dục nước nhà. Mỗi khoa thi các bạn lại đến đây sờ vào các bia của các tiến sĩ như một sự cầu mong sự đỗ đạt may mắn cho mình.Nơi đây hàng năm cũng diễn ra các lễ hội văn hóa, nghệ thuật,các cuộc thi về sách, truyện,thơ văn…trong nước và quốc tế.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.