Lăng Minh Mạng nằm ở khu vực núi Cẩm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng. Địa phận này thuộc ấp An Bằng, huyện Hương Trà, cách Huế khoảng 12km. Quan địa lý Lê Văn Đức là người tìm chọn được thế đất “đầu gối sơn chân đạp thủy” này.
Tóm tắt tiểu sử vua Minh Mạng
Minh Mạng tên húy là Nguyễn Phúc Đảm, sinh ngày 25 tháng 5 năm 1791, tức nhằm ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi. Ông là con thứ của vua Gia Long. Tháng Giêng năm Canh Thìn 1820, Thái Tử Đảm lên ngôi vua, trở thành vị vua thứ hai của triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Minh Mạng.
Minh Mạng có tư chất thông minh hơn người. Ông cũng hiếu học, năng động và quyết đoán. Ông đặt ra lệ là khi các quan trong triều được thăng chức, bổ nhiệm đều phải đến kinh đô gặp vua để kiểm tra năng lực.
Là người tinh thông nho học, sùng đạo Khổng, Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm đến học hành, thi cử và tuyển chọn nhân tài. Năm 1821, ông cho dựng Quốc Tử Giám, đặt chức quan Tế Tửu (hiệu trưởng) và Tư Nghiệp (hiệu phó), mở lại thi Hội và thi Đình, trước 6 năm một khoa thi, đến thời Minh Mạng còn 3 năm một khoa.
Minh Mạng cũng rất quan tâm đến võ bị, nhất là thủy quân nên đã sai người tìm hiểu cách đống tàu của châu Âu và ước mong người Việt đống được tàu kiểu Tây Âu và biết lái tàu vượt đại dương.
Vua Minh Mạng đã cho xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đê điều, đặt quan khuyến nông, khai hoang ven biển Bắc Bộ, lập thêm hai huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiển Hải (Thái Bình).
Về đối ngoại, Minh Mạng đặc biệt chú ý thần phục nhà Thanh nhưng xa lánh các nước phương Tây do vậy đã hạn chế sự phát triển của đất nước.
Minh Mạng có rất nhiều phi tần, sinh được 78 hoàng tử và 64 công chúa. Ông mất tháng 1 năm 1841, thọ 50 tuổi.
Cấu trúc lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng nằm ở khu vực núi Cẩm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng. Địa phận này thuộc ấp An Bằng, huyện Hương Trà, cách Huế khoảng 12km. Quan địa lý Lê Văn Đức là người tìm chọn được thế đất “đầu gối sơn chân đạp thủy” này.
Tháng 4 năm 1840, vua Minh Mạng đổi tên núi Cẩm Kê thành Hiếu Sơn và đặt tên lăng tẩm của mình là Hiếu Lăng. Hiếu Lăng được khởi công xây dựng tháng 9 năm 1840. Tháng 1 năm 1840, công trình đang xây dựng thì Minh Mạng lâm bệnh mất, vua Thiệu Trị lên nối ngôi và tiếp tục xây lăng theo đúng thiết kế cũ. Tháng 8 năm 1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào an táng ở Bửu Thành. Đến năm 1843, việc xây dựng lăng mới hoàn tất.
Hiếu Lăng là một quần thể kiến trúc với khoảng 40 hạng mục như cung điện, lâu đài, đình tạ,… được bố trí đăng đối trên một trục dọc từ Đại Hồng Môn (cửa vào khu lăng mộ ở mặt trước) tới chân tường cửa la thành sau mộ vua.
Các hạng mục được bố trí đăng đối qua đường Thần Đạo. Từ ngoài vào lăng qua Đại Hồng Môn là cổng chính. Cổng có 3 lối đi với 24 mái lô nhô, cao thấp theo kiến trúc tam quan rất đẹp. Cổng chính ở giữa chỉ mở một lần để đưa linh cữu của vua vào lăng. Người ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.
Sau Đại Hồng Môn là sân chầu rộng. Trên sân có hai hàng tượng quan viên, voi, ngựa. Cuối sân chầu là Bi Đình nằm trên đồi Phụng Sơn, bên trong là bia “Thánh Đức thần công” do vua Thiệu Trị soạn, ghi lại tiểu sử và công đức của vua cha.
Đi tiếp là sân triều lễ chia làm 4 cấp tới khu tẩm điện (thờ cúng), mở đầu là Hiển Đức Môn, ở vị trí trung tâm là là Điện Sùng Ân thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu. Quanh điện Sùng Ân, phía trước có Tả, Hữu Phối Điện; phía sau là Tả, Hữu Tùng Phòng. Kết thúc khu tẩm điện là Hoàng Trạch Môn.
Qua hồ Trừng Minh bằng một trong ba cây cầu: Trung Đạo (giữa), Tả Phụ (trái), Hữu Bật (phải) là đến Minh Lâu xây dựng trên quả đồi có tên là Tam Đài Sơn. Tòa Minh Lâu có nền hình vuông, hai tầng, tám mái. Hai bên Minh Lâu về phía sau là hai trụ biểu dựng trên hai quả đồi Bình Sơn và Thành Sơn. Phía sau Minh lâu là hai vườn hoa hình chữ “Thọ” đối xứng nhau qua đường thần đạo.
Hồ Tân Nguyệt hình trăng nin ôm lấy Bửu Thành (thành xung quang mộ). Qua cầu Thông Minh Chính Trực bắc qua hồ Tân Nguyệt với 33 bậc đá thanh là đến nơi yên nghỉ của nhà vua nằm ở trung tâm quả đồi có tên Khai Trạch Sơn được giới hạn bởi Bửu Thành hình tròn.
Lăng Minh Mạng toát lên tính đăng đối, uy nghi, đường bệ. Nguyên tắc địa lý phong thủy phương Đông, thuyết Âm Dương – Ngũ Hành của Dịch Học được sử dụng nhuần nhuyễn. Sự quyến rũ và hấp dẫn ở Lăng Minh Mạng không chỉ bởi ở những công trình kỳ vĩ, nơi lưu giữ hàng chục bài thơ chọn lọc của Việt Nam đầu thế kỷ 19 mà quần thể kiến trúc này còn thể hiện lẽ sống của con người được hào nhập với thiên nhiên. Công trình cũng là di sản của một vị vua có kiến thức nho học sâu rộng, nghiêm cẩn để lại cho hậu thế.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.