Khách thập phương khi đến với Hưng Yên không quên thưởng thức nhãn lồng Phố Hiến. Nhãn là một quà tặng trời ban cho đất và con người phố Hiến.
Nhãn phố Hiến được trồng trên bãi đất sông Hồng, nó được ton vinh vinh là vua của loài nhãn. Cúng không ai có thể lý giải nổi những yếu tố nào làm cho nhãn nơi đây có hương vị đặc trưng khác hẳn với cây nhãn ở các vùng đất khác. Khi ăn nhãn Phố Hiến bạn mới cảm giác được sự khác biệt rõ rệt ấy. Cùi nhãn trong được ví như hổ phách, hạt nhỏ, nước ngọt mát và thơm lạ lùng. Ấy là thứ nhãn nước, loại nhãn đại trà của xứ nhãn, ở đây còn có nhãn lồng, nhãn đường phèn mới thực là quý hiếm.
Nhãn nơi đây được trồng nhiều ở ven đê Đằng Châu, Xích Đằng đến cửa Luộc. Rễ nhã bám sâu và đất, thân nhãn rắn chắc được dùng đóng đồ gia dụng rất bền và chắc chắn. Nếu để làm củi nấu thì than đốt rất đượm.
Về Phố Hiến vào những ngày trời đất âm u, hoa nhãn rụng đầy sân. Nhưng vào những ngày trời trong mát, nắng ấm thì cả bầu trời nơi đây dậy lên tiếng ong, hương thơm tỏa nhẹ của hoa nhãn làm ngây ngất lòng người.
Mùa thu hoạch của nhãn là vào tháng sáu âm lịch. Người dân xưa ở đây có câu “Tháng sáu buôn nhãn bán trăm”. Một túm nhãn khoảng vài chục quả, nặng chi chít quả đung đưa trước gió báo hiệu một mùa bội thu của người dân nơi đây.
Nhãn thóc dành cho trẻ ăn chơi, nhãn nước sấy khô làm long nhãn, còn nhãn lồng quả to, da láng, cùi dày, ròn thơm để tiếp khách, làm quà biếu. Ăn một quả nhãn đường phèn, nước ngọt mà chúng ta có cảm giác thấm từ đầu lưỡi đến chân răng rồi lan tỏa khắp cơ thể. Tinh hoa của đất trời đã thu góp lại hiến dâng cho người dân trồng .
Long nhãn là vị thuốc bổ, ngâm với rượu, mỗi ngày uống một vài chén, sẽ ăn ngon hơn, ngủ sâu hơn, khiến cho tinh thần của con người thêm sảng khoái. Cây nhãn giúp người dân nơi đây tăng thêm thu nhập, tạo công ăn việc làm cho lao động nơi đây.
Vùng thị xã và vùng phụ cận có nhiều gia đình lập trang trại, trồng toàn nhãn ghép và nhãn triết giống quả. Một cây nhãn trúng vụ cho chủ vài ba triệu đồng. Về Hưng Yên hôm nay đi đến đâu ta cũng bắt gặp hình ảnh cây nhãn từ ngoài đường cho đến vào trong những mảnh vườn quê.
Những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, báo hiệu sự phát triển không ngừng của người dân Hưng Yên nói chung và người dân Phố Hiến nói riêng. Là minh chứng cho việc lợi nhuận mà cây nhã mang lại cho người dân nơi đây. Đúng như nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng mô tả: “Mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”.
Khách thập phương về Hưng Yên, không quên đến thăm cây nhãn tiến (thường quen gọi nhãn Tổ), có mấy trăm năm tuổi ở trước cửa chùa Hiến
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.