Văn miếu Xích Đằng có tên như vậy vì được xây dưng trên đất làng Xích Đằng, xưa khi đó chính là văn miếu của trấn Sơn Nam căn cứ vào khánh, chuông còn lại ở văn miếu.
Khái quát lịch sử
Năm 1831, khi tỉnh HƯng Yên được thành lập thì Văn miếu Xích Đằng, thuộc hàng tỉnh. Văn miếu Xihcs Đằng được chính thức xây dựng từ thế kỷ XVII vầ được trung tu, tôn tạo lớn vào năm Minh Mạng thứ 20 ( Kỉ Hợi – 1839 ) trên nền của chùa làng Xích Đằng , Xã Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động xưa, nay là phường Lam Sơn thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên . Dấu tích còn lại đến ngày nay là tháp đá : Phương Trượng tháp và Tịnh Mãn tháp.
Văn miếu hiện nay được thờ Khổng Tử, người được suy tôn là “ Vạn thế sư biểu: và các Chư hiền của Nho Gia. Cùng thờ với Khổng Tử là Chu Văn An, người thầy giáo, người hiệu trưởng đầu tiên của Trường Quốc Tử Giám.
Trước CMTT8 năm 1945. Văn miếu Xích Đằng là cơ sở hoat đông bí mật của Trung ương, xử ủy Bắc Kỳ, Tỉnh ủy Hưng Yên.
Năm 1992, Văn miếu Hưng Yên được Bộ Văn Hóa – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử
Mùa lễ hội
Văn miếu xưa kia có 2 mùa lễ hội, trọng hội chính là vào ngày 10/2 và ngày 10/8 âm lịch hàng năm. Và cứ vào các ngày trọng hội, các nhà nho học và quan đầu tỉnh đến để làm lễ văn miếu tế lễ thể hiện nề nếp nho phong, tôn sư trọng đạo, làm gương cho con cháu, cầu mong sự nghiệp giáo dục ngày càng tiến bộ.
Vào thời đại ngày nay, cứ mỗi dịp xuân về tại Văn Miếu có những tổ chức văn hóa bao gồm : tổ chức tế lễ, dâng hương, triển lãm thư pháp, hát ca trù….Điều này sẽ làm cho du khách đến đây hòa nhập vào lễ hội cũng như phong tục của nơi đây.
Hội xin chữ tại Văn Miếu Xích Đằng
Hát ca trù tại Hội Xích Đằng là Văn Hóa được để lại
Đặc biệt vào 2 ngày mùng 4-5 tết âm lịch, Tại đây Quý khách có thể xin chữ bởi tại Văn miếu Xích Đằng còn diễn ra ngày hội xin chữ ở đây có các ông đồ viết chữ thư pháp hán theo yêu cầu ( giống như xin chữ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Hà Nội )
Khi đến đây quý khách còn được chiêm ngưỡng về lối kiến trúc và những hiện vật
Về kiến trúc
Mặt tiền Văn Miếu quay hướng Nam, một hướng khá là phổ biến trong lối kiến trúc nhà của Việt Nam, Quý khách sẽ được chiêm ngưỡi về nghi môn nó được xây dựng đồ sồ, bề thế, mang dáng dấp của một cổng văn Miếu Hà Nội thứ 2.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.